Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ MG Lớn trường MN Nam Cường

TRƯỜNG MẦM NON NAM CƯỜNG TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.

Trường mầm non Nam Cường là một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, các khuôn viên được bày trí khoa học, thẩm mĩ. Có đội ngũ cán bộ quản lí năng động, sáng tạo, cùng đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, tận tâm với nghề, luôn tich cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong đó, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một hoạt động được tổ chức thường xuyên tại trường MN Nam Cường nhằm trao đổi những vướng mắc, những khó khăn cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực hiện các hoạt động giáo dục của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì bên cạnh việc nắm vững phương pháp của các tiết dạy, rèn luyện kĩ năng sư phạm thì mỗi giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, khám phá và vận dụng có hiệu quả những phương pháp giáo dục tiên tiến vào trong tiết dạy.

Hoạt động “SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” luôn được Ban giám hiệu nhà trường trú trọng ngay từ đầu năm học. Với sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, tập thể giáo viên trong trường cùng với các tổ trưởng chuyên môn đã xây dựng và thực hiện thành công các tiết chuyên đề theo đúng tinh thần của sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH.

          Các đồng chí lãnh đạo phụ trách chuyên môn nhà trường luôn nhấn mạnh đến các giáo viên ở các tổ chuyên môn: Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý tưởng và thực tế. Vì vậy, yêu cầu giáo viên chủ động tham gia vào tất cả các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học, dạy thực nghiệm, dự giờ, chia sẻ ý kiến với đồng nghiệp. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức từng bước trong quy trình kỹ lưỡng, có đánh giá, rút kinh nghiệm.

            Chuẩn bị bài dạy

Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu. Tổ trưởng chuyên môn trao đổi với các thành viên trong tổ để bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.  Mỗi phần sẽ lấy 3 ý kiến và cuối cùng tổ chuyên môn chốt lại. Về phân công tiết dạy, tổ chuyên môn hỏi ý kiến của các giáo viên trên tinh thân tự nguyện.

Việc chuẩn bị bài dạy là nhiệm vụ chung của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng nhau thảo luận chi tiết về đề tài, mục tiêu bài học (dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo khả năng, tâm lý của trẻ, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn trẻ vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn … để giải quyết tình huống thực tiễn…, đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của trẻ khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý.

Thành viên trong tổ sẽ phân công nhau về chuẩn bị đồ dùng tiết dạy, quay phim hoặc chụp ảnh tiến trình giờ dạy.

Các thành viên trong tổ làm bảng tên để khi Ban giám hiệu, và các giáo viên khác dự giờ sẽ nắm bắt được thông tin cá nhân trẻ tốt hơn.

Tiến hành dạy và dự giờ

Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một giáo viên sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. Khi thực hiện dự giờ, các giáo viên trong các tổ chuyên môn rất tuân thủ các nguyên tắc dự giờ SHCM theo NCBH: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ; không gây khó khăn cho giáo viên  đang dạy; khi dự giờ luôn tập trung vào quan sát việc học của trẻ, hành vi, thái độ, phản ứng của trẻ trong giờ học, cách làm việc nhóm trẻ, những khó khăn vướng mắc của trẻ gặp phải… Quan sát tất cả đối tượng trẻ, tránh không “bỏ rơi” việc quan sát trẻ nào…

Các giáo viên trong tổ chuyên môn khi dự giờ cũng luôn có ý thức học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của giáo viên của tổ đang thực hiện dạy, luôn đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp để phát hiện những khó khăn trong việc học của trẻ và cùng nhau tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, các giáo viên được các đồng chí tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn lưu ý các giáo viên trong tổ cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của trẻ, phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của trẻ; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy

Các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn của trường mầm non Nam Cường luôn nhận thức rõ triết lý về SHCM theo nghiên cứu bài học như: Đảm bảo cơ hội học tập cho mọi em học sinh; đảm bảo các cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên; đảm bảo cơ hội cho càng nhiều phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình học tập càng tốt.

Sau khi dạy xong, đồng chí giáo viên dạy minh họa phát biểu, trình bày mục tiêu cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với trẻ và cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn khó khăn khi thực hiện bài dạy.

Cuối cùng là sự chia sẻ ý kiến về giờ học của giáo viên trong tổ khi dự giờ. Các đồng chí giáo viên dự giờ tập trung vào những gì mà trẻ làm được hay chưa làm được, nguyên nhân hạn chế, cách khắc phục và không thực hiện xếp loại giờ dạy.

Áp dụng

Sau tiết dạy và đóng góp ý kiến, các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có ý thức chắt lọc kinh nghiệm chuyên môn riêng cho mình, tiếp tục suy nghĩ,  nghiên cứu, áp dụng vào các tiết dạy sau này của mình để phát triển trình độ chuyên môn của chính bản thân và có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp.

Ở mỗi một tiết dạy đều được các cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đúng theo các bước, theo kế hoạch về cả thời gian và nội dung. Tất cả các giáo viên của các tổ đều được thực hiện các tiết dạy, các học sinh trong trường đều được tham gia.

 

Một số hình ảnh trong tiết dạy 

Thông qua việc áp dụng, đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” thì việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được nâng cao. Giáo viên được phân công dạy đã chủ động, sáng tạo, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động, còn các giáo viên khác thì đổi mới về cách đánh giá giờ dạy, linh hoạt áp dụng vào giờ học tại lớp mình, chất lượng chuyên môn của giáo viên ngày càng nâng cao, trẻ ngày càng ngoan ngoãn và học giỏi hơn.

 

 

 

 

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *